Ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
Trang chủ/Chương trình đào tạo/Đào tạo đại học/Ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa/
Mã ngành học
7520216
Thời gian
4.5 năm
Kỳ nhập học
Mùa thu
Cơ sở
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Tổng quan

Ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa (gồm có 2 chuyên ngành Điều khiển và tự động hóa, Rô bốt và Trí tuệ nhân tạo, không xét tuyển theo chuyên ngành, khi vào học sinh viên tự chọn chuyên ngành)

- Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

+ Tiếng Anh: Control and Automation Engineering

- Khối lượng kiến thức toàn khoá: 152 tín chỉ (không bao gồm kiến thức Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất và Kỹ năng mềm

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Mã số ngành đào tạo: 7520216

- Thời gian đào tạo: 4,5 năm

- Hình thức đào tạo: Chính quy

Chuẩn đầu ra

1. Chuẩn về kiến thức

[LO1] Hiểu và vận dụng được kiến thức cơ bản về Lý luận chính trị và các kiến thức về pháp luật Việt Nam vào giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội trong thực tiễn.

[LO2] Áp dụng các kiến thức toán học, vật lý, điện tử và tin học để nghiên cứu, tính toán, thiết kế các hệ thống kỹ thuật Rô bốt, điều khiển tự động hóa; Vận dụng kiến thức khoa học xã hội để nhận biết, tìm hiểu, phân tích, đánh giá các vấn đề đương đại.

[LO3] Sử dụng các kiến thức cơ sở ngành về điện-điện tử, điều khiển tự động, cơ khí-động lực học, lập trình, giải thuật thông minh để phân tích, tính toán, mô phỏng các hệ thống điều khiển và tự động hóa, hệ thống rô bốt và trí tuệ nhân tạo.

[LO4] Áp dụng khối kiến thức ngành và chuyên ngành để phân tích, đánh giá và diễn giải các kết quả thực nghiệm, thiết kế và thực hiện các thuật toán điều khiển thông minh, các hệ thống Rô bốt, điều khiển tự động hóa trong công nghiệp; xây dựng, tích hợp các thành phần, các tiến trình trong hệ thống robot, điều khiển tực động hóa phù hợp với những ràng buộc thực tế trên nhiều khía cạnh như kinh tế, môi trường, chính trị, văn hóa, xã hội, an toàn sức khỏe và bền vững.

2. Chuẩn về kỹ năng

2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

* Chuyên ngành Điều khiển và tự động hóa

[LO5-Đ]: Kỹ năng phân tích và thiết kế một phần hoặc toàn bộ một thiết bị, một hệ thống, một quá trình trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa. Thực hiện các sản phẩm điều khiển tự động có tính hiện đại, bền vững, đáp ứng được các nhu cầu về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

[LO6-Đ]: Sử dụng thành thạo các thuật toán, công cụ mô phỏng, thiết kế, kiểm thử trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa.

[LO7-Đ]: Kỹ năng phân tích và lựa chọn thiết bị, tích hợp xây dựng các hệ thống điều khiển tự động trong các nhà máy công nghiệp. Kỹ năng vận hành bảo trì các thiết bị hệ thống điều khiển tự động trong các nhà máy công nghiệp.

[LO8-Đ]: Áp dụng sáng tạo các tri thức học được vào giải quyết các bài toán trong lĩnh vực xây dựng, phát triển và vận hành hệ thống điểu khiển, tự động hóa.

* Chuyên ngành Rô bốt và Trí tuệ nhân tạo

[LO5-R]: Kỹ năng phân tích, thiết kế các khối điều khiển, giao tiếp ngoại vi, các bộ phận cơ khí, điện-điện tử thành phần, thiết kế kiểu dáng rô bốt; có khả năng xây dựng, phát triển hoặc triển khai, vận hành bảo dưỡng các hệ thống rô bốt phục vụ trong các nghiên cứu, sản xuất công nghiệp và cuộc sống.

[LO6-R]: Sử dụng thành thạo các thuật toán, giải thuật thông minh, công cụ về lập trình robot, các khối điều khiển ngoại vi, học sâu và trí tuệ nhân tạo; các công cụ thiết kế, mô phỏng, kiểm thử trợ giúp thiết kế hệ thống, thiết kế cơ điện, hệ thống thủy lực - khí nén, các bộ phận điều khiển, truyền thông, cảm biến, đo lường và các cơ cấu chấp hành, kiểu dáng rô bốt.

[LO7-R]: Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực rô bốt.

[LO8-R]: Áp dụng sáng tạo các tri thức học được, đặc biệt lý thuyết học sâu, mô hình trí tuệ nhân tạo vào giải quyết các bài toán trong xây dựng, phát triển, vận hành, bảo dưỡng các hệ thống rô bốt thông minh.

2.2 Kỹ năng mềm

[LO9] Có khả năng làm việc nhóm, xây dựng và tổ chức nhóm làm việc, lãnh đạo hoạt động và phát triển nhóm, hoạt động hiệu quả trong các nhóm đa ngành, đa lĩnh vực.

[LO10] Có khả năng giao tiếp, lập kế hoạch, thuyết trình, trình bày ý tưởng, thảo luận hiệu quả trong các nhóm làm việc và nhiều môi trường làm việc khác nhau cả trong nước và quốc tế.

[LO11] Có trình độ tiếng Anh 450 điểm TOEIC quốc tế trở lên hoặc tương đương.

[LO12] Có khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính và các ứng dụng văn phòng phục vụ công việc.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

[LO13] Có ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, chủ động sáng tạo trong công việc; có phẩm chất đạo đức tốt, tính kỷ luật cao; hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước.

[LO14] Nhận biết và phân tích bối cảnh và ngoại cảnh tác động đến nghề nghiệp, tình hình đơn vị/tổ chức. Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.

[LO15] Có khả năng tự học tập, nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm để thích nghi với môi trường làm việc năng động, có thể chuyển tiếp lên các bậc học cao hơn

Cấu trúc chương trình các chuyên ngành

Tiến trình học tập theo học chế tín chỉ - Chuyên ngành: Chuyên ngành Điều khiển và tự động hóa

Học kỳ 1
(12 TC)
Đại số
(3 TC)
Giải tích 1
(3 TC)
Tin học cơ sở 1
(2 TC)
Vật lý 1 và thí nghiệm
(4 TC)
Học kỳ 2
(20 TC)
Tiếng Anh (Course 1)
(4 TC)
Tin học cơ sở 2
(2 TC)
Xác suất thống kê
(2 TC)
Giải tích 2
(3 TC)
Vật lý 2 và thí nghiệm
(4 TC)
Mạch điện
(3 TC)
Nhập môn điều khiển và TĐH
(2 TC)
Học kỳ 3
(19 TC)
Triết học Mác Lênin
(3 TC)
Tiếng Anh (Course 2)
(4 TC)
Toán kỹ thuật
(3 TC)
Kỹ thuật điện tử
(3 TC)
Ngôn ngữ lập trình C++
(3 TC)
Phần mềm mô phỏng
(3 TC)
Học kỳ 4
(18 TC)
Kinh tế chính trị Mác Lênin
(2 TC)
Tiếng Anh (Course 3)
(4 TC)
Xử lý tín hiệu số
(2 TC)
Thiết bị và hệ thống tự động
(2 TC)
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
(3 TC)
Kỹ thuật đo điện
(2 TC)
Cơ sở điều khiển tự động
(3 TC)
Học kỳ 5
(19 TC)
Chủ nghĩa xã hội khoa học
(2 TC)
Tiếng Anh (Course 3 Plus)
(2 TC)
Xử lý ảnh
(3 TC)
Điện tử công suất
(3 TC)
Vi điều khiển
(3 TC)
Thực hành cơ sở
(4 TC)
Hệ thống thủy lực - khí nén
(2 TC)
Học kỳ 6
(18 TC)
Lịch sử Đảng cộng sản VN
(2 TC)
Pháp luật đại cương
(2 TC)
Truyền động điện
(3 TC)
Rô bốt công nghiệp
(2 TC)
Mạng truyền thông công nghiệp
(2 TC)
Hệ thống điều khiển phi tuyến
(2 TC)
Hệ thống điều khiển quá trình
(3 TC)
An toàn điện
(2 TC)
Học kỳ 7
(17 TC)
Tư tưởng Hồ Chí Minh
(2 TC)
Phương pháp luận NCKH
(2 TC)
Thiết kế cơ điện
(3 TC)
Điều khiển mờ và mạng nơ ron
(3 TC)
Quản lý bảo trì công nghiệp
(2 TC)
Mô hình hóa và mô phỏng
(2 TC)
Kỹ thuật logic khả trình PLC
(3 TC)
Học kỳ 8
(17 TC)
Hệ thống giám sát ĐK và TTDL
(3 TC)
Hệ thống điều khiển phân tán
(3 TC)
Học phần tự chọn 1
(2 TC)
Học phần tự chọn 2
(2 TC)
Chuyên đề tự động hóa
(2 TC)
Đồ án tự động hóa
(2 TC)
Thực tập chuyên sâu
(3 TC)
Học kỳ 9
(12 TC)
Thực tập tốt nghiệp và tốt nghiệp
(12 TC)
Chú giải
Bắt buộc chung
Bắt buộc chung nhóm ngành
Bổ trợ ngành
Cơ sở ngành
Chuyên ngành
Thực tập
Giáo dục chuyên nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Các học phần tự chọn
1. Quản lý dự án công nghiệp (2TC)
2. Kỹ thuật công nghiệp 4.0 (2TC)
3. Điều khiển hiện đại (2TC)
4. Hệ thống cung cấp điện (2TC)
5. Kỹ thuật điện lạnh (2TC)
6. Hệ thống điều khiển số cho máy điện (2TC)
7. Học sâu (2TC)
8. Máy học (2TC)
9. Lập trình điều khiển với Python (2TC)

Tiến trình học tập theo học chế tín chỉ - Chuyên ngành: Chuyên ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo

Học kỳ 1
(12 TC)
Đại số
(3 TC)
Giải tích 1
(3 TC)
Tin học cơ sở 1
(2 TC)
Vật lý 1 và thí nghiệm
(4 TC)
Học kỳ 2
(20 TC)
Tiếng Anh (Course 1)
(4 TC)
Tin học cơ sở 2
(2 TC)
Xác suất thống kê
(2 TC)
Giải tích 2
(3 TC)
Vật lý 2 và thí nghiệm
(4 TC)
Mạch điện
(3 TC)
Nhập môn điều khiển và TĐH
(2 TC)
Học kỳ 3
(19 TC)
Triết học Mác Lênin
(3 TC)
Tiếng Anh (Course 2)
(4 TC)
Toán kỹ thuật
(3 TC)
Kỹ thuật điện tử
(3 TC)
Ngôn ngữ lập trình C++
(3 TC)
Phần mềm mô phỏng
(3 TC)
Học kỳ 4
(18 TC)
Kinh tế chính trị Mác Lênin
(2 TC)
Tiếng Anh (Course 3)
(4 TC)
Xử lý tín hiệu số
(2 TC)
Hình họa và vẽ kỹ thuật
(2 TC)
Kỹ thuật đo điện
(2 TC)
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
(3 TC)
Cơ sở điều khiển tự động
(3 TC)
Học kỳ 5
(19 TC)
Chủ nghĩa xã hội khoa học
(2 TC)
Tiếng Anh (Course 3 Plus)
(2 TC)
Xử lý ảnh
(3 TC)
Điện tử công suất
(3 TC)
Vi điều khiển
(3 TC)
Thực hành cơ sở
(4 TC)
Hệ thống thủy lực - khí nén
(2 TC)
Học kỳ 6
(18 TC)
Lịch sử Đảng cộng sản VN
(2 TC)
Pháp luật đại cương
(2 TC)
Cảm biến và cơ cấu CH rô bốt
(3 TC)
Rô bốt công nghiệp
(2 TC)
Mạng truyền thông công nghiệp
(2 TC)
Hệ thống điều khiển phi tuyến
(2 TC)
Cơ học ứng dụng
(3 TC)
Học sâu
(2 TC)
Học kỳ 7
(18 TC)
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
(2 TC)
Tư tưởng Hồ Chí Minh
(2 TC)
Thiết kế Rô bốt
(3 TC)
Điều khiển mờ và mạng nơ ron
(3 TC)
Lập trình rô bốt
(3 TC)
Mô hình hóa và mô phỏng
(2 TC)
Động học và động lực học
(3 TC)
Học kỳ 8
(16 TC)
Thị giác máy tính
(2 TC)
Nhập môn trí tuệ nhân tạo
(3 TC)
Học phần tự chọn 1
(2 TC)
Học phần tự chọn 2
(2 TC)
Giải thuật cho rô bốt thông minh
(2 TC)
Đồ án thiết kế và xây dựng rô bốt
(2 TC)
Thực tập chuyên sâu
(3 TC)
Học kỳ 9
(12 TC)
Thực tập tốt nghiệp và tốt nghiệp
(12 TC)
Chú giải
Bắt buộc chung
Bắt buộc chung nhóm ngành
Bổ trợ ngành
Cơ sở ngành
Chuyên ngành
Thực tập
Giáo dục chuyên nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Các học phần tự chọn
1. Quản lý dự án công nghiệp (2TC)
2. Dữ liệu lớn (2TC)
3. Hệ điều hành cho rô bốt (2TC)
4. Internet vạn vật (2TC)
5. Lập trình điều khiển với Python (2TC)
6. Thiết kế kiểu dáng công nghiệp (2TC)
7. Tương tác người máy (2TC)
8. Điều khiển hiện đại (2TC)
Triển vọng nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có thể đảm nhận tốt các vị trí là kỹ sư nghiên cứu, kỹ sư thiết thiết kế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ điều hành tại các Viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu phát triển, các khu công nghiệp, nhà máy chế tạo các sản phẩm điện, điện tử, rô bốt, tự động hóa. Cụ thể, có đủ năng lực đảm nhận các vị trí công việc ở những lĩnh vực sau:

- Lĩnh vực các cơ quan nhà nước: Sở khoa học công nghệ, sở công thương, viện kinh tế xã hội, ban quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp, trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng, trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệ, trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp;

- Lĩnh vực các doanh nghiệp: Công ty tư vấn thiết kế, công ty xây lắp, công ty tư vấn giám sát công trình, công ty thương mại về lĩnh vực điện, điện tử và tự động hóa, hệ thống nhúng công nghiệp, các công ty ứng dụng nhiều robot và trí tuệ nhân tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;

- Lĩnh vực các nhà máy sản xuất: Các nhà máy xi nghiệp sản xuất công nghiệp với vai trò người trực tiếp hay quản lý điều hành như:

o Kỹ sư bảo trì các hệ thống rô bốt, điều khiển và tự động hóa trong các nhà máy công nghiệp.

o Kỹ sư phân tích dữ liệu cho các ứng dụng công nghiệp.

o Kỹ sư lập trình nhúng cho các hệ thống điều khiển.

o Kỹ sư thiết kế, bảo trì, vận hành rô bốt thông minh.

- Lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học: Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng trung cấp nghề, trung tâm đào tạo nghề, các viện/trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực điện, điện tử, rô bốt và tự động hóa.

- Với nền tảng kiến thức lý thuyết và thực tiễn vững chắc về Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, sinh viên cũng có thể tự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân hoặc tiếp tục học cao hơn ở trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ (Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật điều khiển, Tự động hóa, Kỹ thuật rô bốt) ở trong và ngoài nước.

Học phí
- Học phí sẽ được thanh toán theo từng học kỳ, dựa trên số tín chỉ mà sinh viên đăng ký trong học kỳ. Thời gian đóng học phí là 1 tháng kể từ khi có thông báo của nhà trường. Sinh viên sẽ thực hiện đóng học phí theo quy định mà Học viện ban hành;
- Học phí theo tín chỉ năm 2022: 655.000 đ/tín chỉ.
 
Ghi chú:

   - Thời gian hoàn thành chương trình sẽ phụ thuộc vào số lượng môn học sinh viên lựa chọn học trong một học kỳ.

  - Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm: Mức học phí được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp tương xứng với chất lượng đào tạo và đảm bảo tỷ lệ tăng không quá 15%/năm (theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ).
Điều kiện tuyển sinh

Là người đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tham dự và trúng tuyển (đạt các yêu cầu đầu vào) trong kỳ tuyển sinh đại học hệ chính quy với Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00 – khối A); hoặc Toán, Lý, Anh văn (A01 – khối A1) hoặc các phương án xét tuyển riêng của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Quy trình nhập học
1. Chọn chương trình
2. Kiểm tra điều kiện
3. Chuẩn bị hồ sơ
4. Nộp hồ sơ
logoHỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Trụ sở chính:
122 Hoàng Quốc Việt, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
Học viện cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh:
11 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q.1 TP Hồ Chí Minh
Cơ sở đào tạo tại Hà Nội:
Km10, Đường Nguyễn Trãi, Q.Hà Đông, Hà Nội
Cơ sở đào tạo tại TP Hồ Chí Minh:
Đường Man Thiện, P. Hiệp Phú, Q.9 TP Hồ Chí Minh