Ngành Truyền thông đa phương tiện
Trang chủ/Chương trình đào tạo/Đào tạo đại học/Ngành Truyền thông đa phương tiện/
Mã ngành học
7320104
Thời gian
4 năm
Kỳ nhập học
Mùa thu
Cơ sở
Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh
Tổng quan

Ngành Truyền thông đa phương tiện

1. Mã ngành: 7320104

2. Khối lượng chương trình: 126 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và Kỹ năng mềm)

3. Chi tiêu:

- Năm 2023: 130

- Năm 2022: 120

- Năm 2021: 110

4. Điểm trúng tuyển:

- Năm 2022: 26,20

- Năm 2021: 26,55

5. Tổ hợp xét tuyển: Toán – Lý – Hóa (A00) hoặc Toán – Lý – Anh (A01) hoặc Toán - Văn - Anh (D01)

6. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

6.1 Quy trình đào tạo

Chương trình đào tạo được tổ chức thực hiện trong 4 năm gồm 8 học kỳ, trong đó 07 học kì tích lũy kiến thức tại Học viện và 01 kỳ thực tập chuyên sâu, thực tập thực tế tại doanh nghiệp. Cuối khóa, sinh viên làm Khóa luận tốt nghiệp hoặc hoàn thành các học phần thay thế tốt nghiệp.

Sinh viên được đào tạo theo phương thức đào tạo tín chỉ, áp dụng Quy chế đào tạo tín chỉ hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của Học viện.

6.2 Công nhận tốt nghiệp

Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng Cử nhân Truyền thông đa phương tiện trình độ đại học hệ chính quy khi đã hội tụ đủ các tiêu chuẩn theo quy chế đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ.

7. THANG ĐIỂM: Theo thang điểm tín chỉ

Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng để đánh giá điểm thành phần của các môn học/học phần.

Điểm đạt

Thang điểm 10

(điểm thành phần)

Thang điểm 4

Điểm chữ

Điểm số

Từ 9,0 đến 10,0

A+

4,0

Từ 8,5 đến 8,9

A

3,7

Từ 8,0 đến 8,4

B+

3,5

Từ 7,0 đến 7,9

B

3,0

Từ 6,5 đến 6,9

C+

2,5

Từ 5,5 đến 6,4

C

2,0

Từ 5,0 đến 5,5

D+

1,5

Từ 4,0 đến 4,9

D

1,0

Không đạt

Dưới 4,0

F

0,0

Loại đạt không phân mức (áp dụng cho các học phần yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập): Từ 5,0 trở lên, điểm chữ là P

 

Chuẩn đầu ra

1.1 Về kiến thức

LO1: Hiểu được những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, triết học Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; Kiến thức an ninh quốc phòng để giải thích các vấn đề kinh tế - xã hội trong thực tiễn.

LO2:  Hiểu và giải thích được những vấn đề cơ bản của khoa học xã hội như: truyền thông, quảng cáo, báo chí, văn hóa – xã hội, pháp luật, tin học… để vận dụng các kiến thức này trong hoạt động truyền thông, quảng cáo và quan hệ công chúng trong các tổ chức, doanh nghiệp.

LO3: Vận dụng kiến thức cơ sở và chuyên sâu về công nghệ và cách thức tổ chức sản xuất các sản phẩm đa phương tiện như podcast, video, website… phù hợp với hoạt động truyền thông, quảng cáo và quan hệ công chúng trong các tổ chức, doanh nghiệp.

LO4: Vận dụng kiến thức chuyên sâu về truyền thông hiện đại; đặc thù về sáng tạo và phân phối nội dung truyền thông và quảng cáo trong môi trường hội nhập; Nắm vững và vận dụng những kiến thức chuyên ngành về Truyền thông, Quan hệ công chúng và quảng cáo để thực hiện tốt công tác quản lý dự án truyền thông, truyền thông chính sách, phòng ngừa và xử lý khủng hoảng truyền thông, sáng tạo các chiến lược truyền thông và quảng cáo theo đòi hỏi của thực tiễn.

1.2 Về kỹ năng

Kĩ năng chuyên môn:

LO5: Có kĩ năng quản lý và tư vấn các dự án truyền thông, quảng cáo đa phương tiện bao gồm phân tích, đánh giá các đề xuất, giải pháp và chiến lược nhằm cải thiện kết quả hoạt động truyền thông, quan hệ công chúng và quảng cáo của tổ chức/doanh nghiệp.

LO6: Có kĩ năng viết, biên tập các sản phẩm truyền thông đa phương tiện đáp ứng yêu cầu các nghiệp vụ tác nghiệp cơ bản của người làm trong lĩnh vực Truyền thông, Quan hệ công chúng hay Quảng cáo (dẫn chương trình, sáng tạo nội dung, viết kịch bản đa phương tiện, sáng tạo quảng cáo …).

LO7: Có kỹ năng phối hợp, thích ứng nhanh và linh hoạt với các nhiệm vụ cụ thể thuộc chức năng Truyền thông, Quan hệ công chúng và Quảng cáo như phòng ngừa và xử lý khủng hoảng, thực hiện các chiến lược truyền thông chính sách.

Kĩ năng mềm:

LO8: Kĩ năng giao tiếp: Giao tiếp và thuyết trình tốt thể hiện qua việc trình bày rõ ràng, tự tin và thuyết phục các vấn đề liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ và kinh tế xã hội;

LO9: Kĩ năng làm việc nhóm: biết thành lập và tổ chức tốt công việc theo nhóm; có khả năng hội nhập môi trường quốc tế.

LO10: Kĩ năng về lập kế hoạch và tổ chức công việc: Có các kĩ năng cá nhân và phẩm chất nghề nghiệp trong việc giải quyết vấn đề và báo cáo phân tích; thành thạo kỹ năng diễn thuyết và thuyết trình chuyên môn liên quan tới các hoạt động Truyền thông, Quan hệ công chúng và Quảng cáo.

LO11: Đạt trình độ tiếng Anh 450 điểm TOEIC quốc tế; Có khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành để phục vụ công việc, học tập và nghiên cứu;

1.3 Chuẩn về Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

LO12: Có bản lĩnh chính trị vững vàng; Kiên định đường lối cách mạng và chủ trương, chính sách của Nhà nước; Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân; Chấp hành và thượng tôn pháp luật; Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm với xã hội;

LO13: Có khả năng thích nghi, tự học và tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Chủ động và hợp tác trong công việc.

Cấu trúc chương trình các chuyên ngành

Tiến trình học tập theo học chế tín chỉ - Chuyên ngành: Chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện

Học kỳ 1
(11 TC)
Triết học Mác - Lênin
(3 TC)
Tin học cơ sở 1
(2 TC)
Lịch sử văn minh thế giới
(2 TC)
Cơ sở văn hóa Việt Nam
(2 TC)
Pháp luật đại cương
(2 TC)
Học kỳ 2
(18 TC)
Kinh tế chính trị Mác - Lênin
(2 TC)
Tiếng Anh Course 1
(4 TC)
Marketing căn bản
(3 TC)
Nhập môn truyền thông
(2 TC)
Nhập môn quảng cáo
(2 TC)
Nhập môn PR
(2 TC)
Kỹ thuật nhiếp ảnh
(3 TC)
Học kỳ 3
(17 TC)
Chủ nghĩa xã hội khoa học
(2 TC)
Tiếng Anh Course 2
(4 TC)
Các loại hình báo chí hiện đại
(2 TC)
Lý thuyết truyền thông
(2 TC)
Lý thuyết PR
(2 TC)
Thiết kế đồ họa cơ bản
(3 TC)
Kịch bản đa phương tiện
(2 TC)
Học kỳ 4
(17 TC)
Tư tưởng Hồ Chí Minh
(2 TC)
Tiếng Anh Course 3
(4 TC)
Quay phim
(3 TC)
Viết đa phương tiện
(2 TC)
Biên tập đa phương tiện
(3 TC)
Ứng dụng đồ họa đa phương tiện
(3 TC)
Học kỳ 5
(19 TC)
Tiếng Anh Course 3 Plus
(2 TC)
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
(2 TC)
Ứng dụng thiết kế web
(3 TC)
Pháp luật và đạo đức truyền thông
(2 TC)
Quản lý dự án truyền thông
(2 TC)
Nghệ thuật kể chuyện đa phương tiện
(2 TC)
Phương pháp luận NCKH
(2 TC)
1 học phần tự chọn
(2 TC)
Truyền thông và dư luận xã hội
(2 TC)
Học kỳ 6
(18 TC)
PR: Chiến lược và thực hành
(3 TC)
Báo chí dữ liệu
(2 TC)
Phỏng vấn: Lý thuyết và thực hành
(2 TC)
Quảng cáo đa phương tiện
(2 TC)
Tổ chức sản xuất podcast
(3 TC)
Diễn thuyết trước công chúng
(2 TC)
1 học phần tự chọn
(2 TC)
Phương pháp nghiên cứu truyền thông
(2 TC)
Học kỳ 7
(16 TC)
Truyền thông chính sách
(2 TC)
Rủi ro và xử lý khủng hoảng truyền thông
(2 TC)
Tổ chức sản xuất video
(3 TC)
Quảng cáo: Chiến lược và thực hành
(3 TC)
Thực hành chuyên sâu
(4 TC)
01 học phần tự chọn
(2 TC)
Học kỳ 8
(10 TC)
Thực tập và tốt nghiệp (hoặc các học phần thay thế tốt nghiệp)
(10 TC)
Chú giải
Bắt buộc chung
Bắt buộc chung nhóm ngành
Bổ trợ ngành
Cơ sở ngành
Chuyên ngành
Thực tập
Giáo dục chuyên nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Các học phần tự chọn
1. Thiết kế tương tác đa phương tiện (2TC)
2. Truyền thông quốc tế (2TC)
3. Kinh tế truyền thông (2TC)
4. Ngôn ngữ truyền thông (2TC)
5. Báo chí điều tra (2TC)
6. Thiết kế ấn phẩm báo chí (2TC)
7. Báo chí đa phương tiện (2TC)
Triển vọng nghề nghiệp

Chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện (Multimedia Communication) của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hướng đến việc đào tạo nhân lực theo hướng hội nhập quốc tế, được trang bị kiến thức và kĩ năng truyền thông đa phương tiện và có thể đảm nhiệm các vị trí công việc khác nhau. Mục tiêu của chương trình nhằm cung ứng nguồn nhân lực trình độ đại học ngành truyền thông có khả năng đảm nhiệm các công việc như: chuyên viên truyền thông, PR, quảng cáo tại các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, nhà báo đa phương tiện tại các cơ quan thông tấn - báo chí, quản lý các dự án đa phương tiện, tư vấn truyền thông đa phương tiện, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực truyền thông đa phương tiện tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo; đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế trong lĩnh vực truyền thông. Chương trình được thiết kế dựa trên tiêu chí phát huy lợi thế đi đầu trong đào tạo nhân lực ngành truyền thông đa phương tiện tại Việt Nam theo định hướng hội nhập quốc tế; hướng đến đào tạo nhân lực ngành truyền thông đa phương tiện có năng lực làm chủ đồng thời khối kiến thức về truyền thông và công nghệ.

Học phí
- Học phí sẽ được thanh toán theo từng học kỳ, dựa trên số tín chỉ mà sinh viên đăng ký trong học kỳ. Thời gian đóng học phí là 1 tháng kể từ khi có thông báo của nhà trường. Sinh viên sẽ thực hiện đóng học phí theo quy định mà Học viện ban hành;
- Học phí theo tín chỉ năm 2022: 615.000 đ/tín chỉ.
 
Ghi chú:

   - Thời gian hoàn thành chương trình sẽ phụ thuộc vào số lượng môn học sinh viên lựa chọn học trong một học kỳ.

  - Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm: Mức học phí được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp tương xứng với chất lượng đào tạo và đảm bảo tỷ lệ tăng không quá 15%/năm (theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ).
Điều kiện tuyển sinh

ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH VÀ YÊU CẦU ĐẦU VÀO:

Là người đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tham dự và trúng tuyển (đạt các yêu cầu đầu vào) trong kỳ tuyển sinh đại học hệ chính quy với Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00); Văn, Toán, Anh (D01) hoặc Toán, Lý, Anh văn (A01) hoặc các phương án xét tuyển riêng của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Quy trình nhập học
1. Chọn chương trình
2. Kiểm tra điều kiện
3. Chuẩn bị hồ sơ
4. Nộp hồ sơ
logoHỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Trụ sở chính:
122 Hoàng Quốc Việt, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
Học viện cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh:
11 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q.1 TP Hồ Chí Minh
Cơ sở đào tạo tại Hà Nội:
Km10, Đường Nguyễn Trãi, Q.Hà Đông, Hà Nội
Cơ sở đào tạo tại TP Hồ Chí Minh:
Đường Man Thiện, P. Hiệp Phú, Q.9 TP Hồ Chí Minh